Mới đây, thị trường BĐS Đà Nẵng được một phen “dậy sóng” sau khi UBND TP Đà Nẵng nêu tên hàng loạt dự án nợ tiền sử dụng đất. Trong đó, Công ty CP Trung Nam (Trung Nam Group) đứng đầu danh sách nợ tiền sử dụng đất với con số gần 300 tỷ đồng, thuộc hai dự án lớn là Golden Hills (244 tỷ đồng) và Vệt (gần 60 tỷ đồng).
Khu đô thị sinh thái Golden Hills nằm trên trục đường Nguyễn Tất Thành, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu và xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Tháng 3/2010, Công ty CP Trung Nam chính thức được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt thực hiên dự án Golden Hills tại huyện Hòa Vang.
Theo quy hoạch, đây sẽ là một đại dự án với 5 khu chức năng chính gồm: khu biệt thự cao cấp, khu đô thị sinh thái, khu đô thị trung tâm, khu thể dục thể thao và khu vui chơi giải trí…
Cụ thể, dự án chính thức đi vào triển khai thực hiện từ giữa năm 2011, gồm các khu A, B, C, D, E với tổng diện tích 342 ha, dự án có tổng mức đầu tư lên tới 1,67 tỷ USD.Dự kiến đến năm 2014 dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Điều đáng nói, mặc dù đã triển khai hơn 5 năm và được quảng bá hoành tráng là dự án “tỷ đô”. Tuy nhiên, sau khi một phần dự án đã xây dựng xong phần thô và đi vào hoàn thiện thì dự án bỗng dưng “án binh bất động” suốt nhiều năm sau đó. Nguyên nhân dự án đình trệ một phần được xác định do các bất cập trong việc giải phóng mặt bằng.
Trước đây, dự án cũng đã tốn không ít giấy mực của các cơ quan báo chí xung quanh việc người dân bức xúc về công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư chậm…
Để thực hiện dự án này đã có 450 hộ phải di dời, nhường đất. Thế nhưng, bất cập lớn nhất hiện nay là dự án đang trong giai đoạn triển khai khá rầm rộ nhưng lại chưa thể bố trí tái định cư cho dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người dân xã Hòa Liên còn phàn nàn, giá đền bù đất đai, hoa màu thấp. Mặc dù chưa giải tỏa, bố trí tái định cư cho dân nhưng chủ dự án đã san lấp nền đất cao đến nửa nhà dân, lấp kín ao hồ, kênh rạch, lối thoát nước, khiến nhiều khu dân cư phải sống chung với ao tù nước đọng.
Theo quan sát thực tế, dự án mênh mông này vẫn “trùm mền” trong thời gian dài. Đến thời điểm hiện tại, Trung Nam Group vẫn chưa thể giải phóng xong mặt bằng, cùng với đó là hàng loạt hạng mục chưa được hoàn thiện. Trong khi đó, cứ đến mùa mưa thì người dân trong khu vực phải "kêu trời không thấu" bởi cảnh ngập lụt do dự án này gây ra.
Dưới đây là một vài hình ảnh PV ghi nhận tại “siêu dự án” Golden Hills:
![]() |
Một khu đất trống mênh mông chưa được chủ đầu tư xây dựng, bên trong cỏ dại mọc um tùm Bên trong dự án, nhiều hạng mục được thi công cầm chừng, sắt thép ngổn ngang. Một khu đất chưa được chủ đầu tư giải phóng xong mặt bằng, nhưng cũng đã được san lấp đất đá Công trình thi công dang dở khiến nhiều khu dân cư phải sống chung với ao tù nước đọng Đi vào bên trong, có nhiều công trình được xây dang dở rồi bỏ ngang, bốn bề vắng lặng Trải qua hơn 5 năm xây dựng, thời gian gần đây, dự án đã bắt đầu có khách hàng đến xây dựng nhà và dọn về đây sinh sống song dân cư rất thưa thớt. Bên cạnh đó, đa phần các lô đất tại dự án được khách hàng mua trước đây giờ lại được nhiều người không ngừng rao bán lại Nhiều người nhận định, khu vực Tây Bắc với địa thế khá “bí”, xấu về phong thuỷ, xa trung tâm thành phố Nhiều diện tích đất nông nghiệp đã kiểm kê, phê duyệt phương án bồi thường nhưng đến nay người dân vẫn chưa ai được nhận tiền đền bù. Do vậy, mặc dù người dân vẫn sử dụng đất canh tác bình thường nhưng chỉ sản xuất “cầm chừng” không dám đầu tư kinh phí để nâng cao năng suất vì không biết dự án lúc nào giải phóng mặt bằng. |
Theo Báo Công lý
![]() Hà Nội: Nhiều ‘đại gia’ bất động sản nợ thuế hàng chục tỷ đồngCông ty cổ Phần Đầu tư Xây dựng Bất động sản Lanmak đứng đầu danh sách nợ thuế vừa được Cục Thuế Hà Nội công bố đợt 9/2016. " alt=""/>“Siêu dự án” Golden Hills nợ 244 tỷ đồng tiền sử dụng đất![]() Đây là thông tin được Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết tại cuộc họp về tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2017 diễn ra ngày 3/8. Cũng theo ông Trần Vĩnh Tuyến, muốn thành phố phát triển thì đầu tư hạ tầng phải phát triển, giao thông cần đi trước một bước. Phát triển giao thông cần song hành với phát triển cụm đô thị. Tuy nhiên, nhiều dự án hạ tầng giao thông tại TP.HCM đang gặp khó khăn vì thiếu vốn.
Được biết, tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đã giao cho thành phố trong năm 2017 là 26.183 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31/7, tổng số vốn thành phố đã giải ngân là 13.214 tỷ đồng, đạt 50,5% tổng kế hoạch vốn giao. Trong đó, đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương đã giải ngân là 722 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch vốn đã giao. Về nguồn vốn ODA do Trung ương cấp phát, tính đến 31/7, thành phố đã thực hiện giải ngân là 2.901 tỷ đồng, đạt 71,9% so với kế hoạch vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. Tuy nhiên, hiện nay tổng nhu cầu vốn ODA cho các dự án trên địa bàn thành phố năm 2017 là khoảng 7.700 tỷ đồng. Như vậy, tổng kế hoạch vốn ODA do Trung ương cấp phát cho thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Với số vốn này, thành phố khó có thể triển khai và đưa các dự án vào khai thác sử dụng để phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội. Việc này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán hợp đồng quốc tế đã ký kết, dễ gây phát sinh khiếu nại và các khoản tiền phạt, lãi do chậm thanh toán. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA cho các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Trung ương tiếp tục xem xét, bổ sung vốn ODA là 3.648 tỷ đồng. Trong đó, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là 3.303 tỷ đồng; dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 là 345 tỷ đồng. Đặc biệt, thành phố sẽ cam kết sử dụng hết vốn được Trung ương giao. Mặc dù vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo hiện nay, do dự án tuyến metro số 1 đang trong quá trình điều chỉnh dự án (tăng tổng mức đầu tư từ 17.400 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng), chưa được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, nên chưa có cơ sở xem xét, bổ sung vốn ODA trung hạn và hàng năm theo quy định. Diệu Thủy
|